I. GIỚI THIỆU
TCVN 3147-90 quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 3174 – 79. Tiêu chuẩn này quy định những biện pháp an toàn trong công tác xếp dỡ tại các kho tàng, bến bãi và trên các phương tiện vận chuyển.
II. MỤC LỤC
1. Quy định chung
2. Yêu cầu đối với địa điểm xếp dỡ
3. Yêu cầu đối với quá trình xếp dỡ
3.1. Yêu cầu khi xếp dỡ, di chuyển thủ công
3.2. Yêu cầu khi xếp dỡ trên ô tô
3.3. Yêu cầu khi xếp dỡ trên toa xe lửa.
3.4. Yêu cầu khi xếp dỡ trên xà lan, tàu, thuyền.
3.5. Yêu cầu khi xếp dỡ tại bunke, xi-lo.
4. Yêu cầu đối với thiết bị, công cụ.
4.1. Yêu cầu chung.
4.2. Yêu cầu khi sử dụng thiết bị nâng.
4.3. Yêu cầu khi sử dụng máy xúc.
4.4. Yêu cầu khi sử dụng xe nâng hàng.
4.5. Yêu cầu khi sử dụng băng tải.
5. Yêu cầu đối với người có liên quan đến công tác xếp dỡ
6. Yêu cầu về phương tiện bảo về người lao động.
6.1. Tuỳ thuộc vào từng loại hàng, từng địa điểm xếp dỡ mà lựa chọn các phương tiện bảo vệ tập thể và phương tiện bảo vệ cá nhân.
6.2. Khi tiến hành xếp, dỡ công nhân phải sử dụng các phương tiện bảo vệ theo các quy định hiện hành.
6.3. Khi xếp dỡ các loại hàng có sinh khí độc, bụi độc với nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép, công nhân phải đeo mặt nạ, khẩu trang lọc độc và giầy, mũ, quần áo bảo hộ lao động.
6.4. Khi xếp dỡ các loại hàng có sinh bụi, công nhân phải đeo khẩu trang, kính chống bụi, giầy, mũ và quần áo bảo hộ lao động.
6.5. Khi xếp dỡ axit và các chất ăn mòn, công nhân phải đeo kính, đi ủng, đeo găng tay và tạp dề chịu axít.
6.6. Khi xếp dỡ tại các khu vực có thể bị vật roi vào người, phải đội mũ chống chấn thương.
6.7. Khi xếp dỡ súc vật, nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi, công nhân xếp dỡ phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác. Sau khi dùng xong phải được khử trùng.
6.8. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đối với từng loại theo đúng tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.