BÀI GIẢNG SỨC BỀN VẬT LIỆU – PHẦN I
Chương I: Lý thuyết về ngoại lực và nội lực
1.1 Những khái niệm cơ bản.
1.1.1 Đối tượng – Nhiệm vụ – Đặc điểm của môn sức bền vật liệu
1.1.1.1 Đối tượng
Môn sức bền vật liệu là một môn học nằm trong ngành Cơ học vật rắn biến dạng . Khác với cơ lý thuyết, khảo sát sự cân bằng và chuyển động của vật rắn tuyệt đối, môn sức bền vật liệu khảo sát vật thể thực, tức là vật rắn của biến dạng.
- * Hình dạng vật thể nghiên cứu trong sức bền vật liệu
- Vật thể thực có kích thước theo ba phương và được phân làm ba loại:
- – Khối: Kích thước theo ba phương không hơn kém nhau nhiều.
- – Tấm, vỏ: Kích thước theo hai phương lớn hơn kích thước theo phương còn lại rất nhiều.
- – Thanh: Kích thước theo một phương lớn hơn kích thước theo hai phương kia rất nhiều. Sức bền vật liệu nghiên cứu thanh và hệ thanh.
- * Định nghĩa thanh: Một diện tích F hữu hạn di động sao cho trọng tâm O trượt trên một đường (O) và F thẳng góc với (C) thì F sẽ quét trong không gian một hình khối gọi là thanh có diện tích mặt cắt ngang không đổi.
- (C): cục thanh ; F: diện tích mặt cắt ngang
- * Các loại thanh: thẳng, cong, mặt cắt ngang thay đổi…
- * Khung: hệ gồm nhiều thanh, có hai loại, có hai loại: khung phẳng hay khung không gian.
- Trong tính toán thường biểu diễn thanh bằng trục của nó.
- 1.1.1.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu sự làm việc của vật liệu dưới tác dụng của các nguyên nhân ngoài, đề ra phương pháp tính toán, thiết kế chi tiết máy hay công trình thõa mãn hai điều kiện:
- *An toàn: công trình hay chi tiết phải đảm bảo:
- + Độ bền: Không bị gãy nứt…
- + Độ cứng: Không bị biến dạng quá mức
- + Độ ổn định: Không mất đi trạng thái ban đầu.
- * Tiết kiệm vật liệu nhất.
(Còn tiếp)
Link tham khảo