Thực hành Hàn hồ quang tập 2

THỰC HÀNH HÀN HỒ QUANG TẬP 2

 

th han ho quang tap 2

 

Hàn hồ quang điện là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để nối, không tháo rời các chi tiết với nhau bằng nguồn nhiệt dùng để hàn là hồ quang điện.

Hồ quang là hiện tượng chuyển động không ngừng của dòng điện tử trong môi trường đã được ion hóa giữa hai điện cực, hồ quang tạo ra nguồn nhiệt lớn (đạt được 600oC và ánh sáng với tia hồng ngoại, tử ngoại). Hàn điện hồ quang là dùng nhiệt lượng đó để nung cho vật hàn nóng chảy.

Hồ quang tập trung trên một điểm của vật hàn, nhiệt lượng tương đối tập trung, vật hàn dễ dàng nóng chảy tức thì, nhiệt năng này không truyền ra rộng nên sự biến dạng của vật hàn không trầm trọng như hàn khí. Tuy thao tác tương đối khó khăn, nhưng đối với nơi có điện thì khá thuận tiện và rẻ. Phương pháp này được phát triển rộng rãi trong những năm gần đây và trong tương lai nó còn được áp dụng rộng rãi hơn phương pháp hàn khí.

b.   Các phương pháp hàn điện hồ quang tay

Có hai phương pháp hàn điện hồ quang: theo loại điện cực được chia thành hai phương pháp là hàn bằng điện cực không chảy (điện cực than, điện cực graphit hoặc vonfram) và phương pháp hàn bằng điện cực kim loại chảy (que hàn).

Hình 11.3 – a là sơ đồ phương pháp hàn bằng điện cực không chảy: điện cực thường dùng là điện cực than. Hàn được tiến hành bằng dòng điện một chiều, điện cực không chảy nối với cực âm, còn vật hàn thì nối với cực dương của máy phát hàn. Hình 11.3 – b là sơ đồ phương pháp hàn bằng điện cực kim loại chảy. Phương pháp này dùng rất phổ biến trong các ngành chế tạo máy, xây dựng cũng như trong các công việc sửa chữa.

 

Link tham khảo

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận với Facebook