GIÁO TRÌNH DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG- PGS. TS. NINH ĐỨC TỐN
I. GIỚI THIỆU VỀ GIÁO TRÌNH DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG
Giáo trình Dung sai lắp ghép và Kỹ thuật đo lường được biên soạn theo đề cương do Vụ THCN- DN, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và thông qua. Nội dung được biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ logic chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người đọc cần tham khảo thêm các các giáo trình có liên quan đối với ngành học để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.
Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như có gắn những nội dung lí thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao.
II. MỤC LỤC
Nội dung của giáo trình được biên soạn gồm:
Phần thứ nhất: DUNG SAI LẮP GHÉP
Chương 1. Các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép; Chương 2. Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn; Chương 3. Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt; Chương 4. Dung sai kích thức và lắp ghép của các mối ghép thông dụng; Chương 5. Chuỗi kích thước;
Phần thứ hai: KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG
Chương 6. Các khái nệm cơ bản trong đo lường; Chương 7. Dụng cụ đo thông dụng trong chế tạo cơ khí; Chương 8. Phương pháp đo các thông số hình học trong chế tạo cơ khí.
Ôn tập và kiểm tra
Trong quá trình sử dụng, tuỳ theo yêu cầu cụ thể có thể điều chỉnh số tiết trong mỗi chương. Trong giáo trình, chúng tôi không thể đề ra nội dung thực tập của từng chương vì trang thiết bị phục vụ cho thực tập của các trường không đồng nhất. Vì vậy, căn cứ vào trang thiết bị đã có của từng trường và khả năng tổ chức cho học sinh thực tập ở các xí nghiệp bên ngoài mà trường xây dựng thời lượng và nội dung thực tập cụ thể- Thời lượng thực tập tối thiểu nói chung cũng không ít hơn thời lượng học lí thuyết của mỗi môn.
Link Tham Khảo