CƠ SỞ THIẾT KẾ VÀ CHI TIẾT MÁY
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì máy móc được sử dụng ngày càng nhiều với trình độ cơ khí và tự động hoá càng cao. Song từ một chiếc máy đơn giản đến một cổ máy phức tạp, hiện đại, bất kỳ một chiếc máy nào cũng bao gồm nhiều chi tiết máy.
Chi tiết máy là một đơn vị hợp thành cảu máy. Nó được chế tạo ra không kèm theo một nguyên công lắp ráp nào, thí dụ trục. Các máy càng phức tạp thì số lượng chi tiết máy càng lớn, chẳng hạn ôtô có khoảng 15000 chi tiết. Việc chế tạo một cái máy bao gồm nhiều chi tiết trước hết là do cần phải đảm bảo cho các phần tử của máy có những chuyển động tương đối chính xác.
Từ những chi tiết máy riêng lẻ này nếu đem ghép cố định chúng tới nhau, sẽ được những chi tiết phức tạp hơn gọi là “nhóm tiết máy”. Chế tạo nhóm tiết máy được ghép từ nhiều chi tiết với nhau, có ưu điểm:
– Tiết kiệm được kim loại quý, thí dụ lót ổ được chế tạo bằng đồng hoặc các vật liệu giảm ma sát khác, còn thân ổ thì chế tạo bằng gang; bánh vít là một nhóm chi tiết máy được chế tạo từ hai chi tiết: vành bánh vít bằng đồng thanh, thân và mayơ bằng gang rồi ghép lại với nhau.
– Thay thế thuận tiện các chi tiết bị mòn nhanh.
– Lắp ghép dễ dàng hơn.
– Chế tạo đơn giản hơn nhờ chi tiết có kết cấu đơn giản và kích thước nhỏ gọn hơn.
Bộ phận máy do nhiều chi tiết và nhóm tiết máy hợp thành, nó là một đơn vị kết cấu và đơn vị lắp ghép của máy, thí dụ hộp giảm tốc, hộp tốc độ…
Như vậy mỗi một máy bao gồm nhiều bộ phận máy, nhóm tiết máy và chi tiết máy, trong đó chi tiết máy là đơn vị nhỏ nhất của máy.
Chi tiết máy được phân thành hai loại:
– Chi tiết máy có công dụng riêng như trục khuỷu, pittông, cánh tuabin… chỉ được dùng trong một số máy nhất định và được nghiên cứu trong các giáo trình chuyên môn.
– Chi tiết máy có công dụng chung là những chi tiết được dùng phổ biến ở nhiều máy. Thí dụ bánh răng là một chi tiết máy. Dù ở hộp tốc độ của máy cắt kim loại, ở hộp số của ôtô hay ở một cặp truyền đơn giản, bánh răng vẫn là một chi tiết có dạng đĩa, được cắt răng và được dùng để truyền chuyển động quay và mômen xoắn giữa các trục. Như vậy nếu cùng loại, chi tiết máy có cùng hình dạng và côgn dụng như nhau, không phụ thuộc vào tính chất và mục đích làm việc của máy. Nhờ đặc điểm này có thể tách riêng các chi tiết máy, nhóm tiết máy và bộ phận có công dụng chung để nghiên cứu trong một lĩnh vực độc lập: cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy.
Chi tiết máy, nhóm tiết máy và bộ phận máy có công dụng chung được sử dụng với số lượng rất lớn trong mọi lĩnh vực công nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán và kết cấu của chúng cho phép giảm bớt chi phí về vật liệu, hạ giá thành, nâng cao tuổi thọ của máy và chi tiết máy, cuối cùng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy là môn khoa học về thiết kế hợp lý các chi tiết máy, nhóm tiết máy và bộ phận máy có công dụng chung. Nó trang bị cơ sở lý thuyết và phương pháp tính toán thiết kế các chi tiết máy và bộ phận máy có mặt ở hầu hết các máy hiện đại, cung cấp các kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc và kết cấu chi tiết máy, bồi dưỡng khả năng độc lập giải quyết các vấn đề tính toán thiết kế chi tiết máy và các hệ dẫn động cơ khí, những nội dung hết sức quan trọng trong thiết kế máy nói chung.
MỤC LỤC:
Lời nói đầu
Mở đầu
Phần 1: Cơ sở thiết kế máy
Chương 1: Cơ sở tính toán thiết kế chi tiết máy
Chương 2: Độ tin cậy, chỉ tiêu công nghệ và kinh tế trong thiết kế máy
Chương 3: Ứng dụng tin học trong tính toán thiết kế máy.
Phần 2: Truyền động cơ khí
Chương 4: Truyền động bánh ma sát
Chương 5: Truyền động bánh răng
Chương 6: Truyền độgn trục vít
Chương 7: Truyền động xích
Chương 8: Truyền động đai
Chương 9: Truyền động vít – đai ốc.
Phần 3: Liên kết trong máy
Chương 10: Trục
Chương 11: Ổ trượt
Chương 12: Ổ lăn
Chương 13: Khớp nối
Chương 14: Lò xo.
Link tham khảo