Các bộ phận cấu tạo và hệ kết cấu chịu lực nhà dân dụng

Các bộ phận cấu tạo và hệ kết cấu chịu lực nhà dân dụng

bộ phận cấu tạo và hệ kết cấu cơ bản nhà dân dụng

Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng là môn học nghiên cứu các nguyên tắc và các lý luận cơ bản nhất để thiết kế, chế tạo các bộ phận của nhà nhằm thỏa mãn hai mục tiêu sau:

  • Tạo ra vỏ bọc bao che cho công năng sử dụng bên trong và bên ngoài ngôi nhà.
  • Xác định hệ kết cấu chịu lực tương ứng với vỏ bọc nêu trên.

Môn học này còn có chức năng giới thiệu các cấu tạo thông thường dùng, đồng thời chỉ ra hướng cải tiến, thay đổi các cấu tạo đó theo sự phát triển của khoa học kỹ sư và sự đổi mới  của hình thức kiến trúc.

Sáng tạo ra kiến trúc là con người đã mong muốn tạo ra một môi trường sống tốt hơn so với môi trường tự nhiên. Có nghĩa là khai thác các mặt có lợi và hạn chế các mặt bất lợi của môi trường tự nhiên cũng như của bản thân con người tác động đến môi trường sống mà họ sáng tạo ra.

Những mặt bất lợi này có thể quy thành hai loại:

  • Do ảnh hưởng của thiên nhiên
  • Do ảnh hưởng trực tiếp của con người

Trong thiên nhiên công trình luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tự nhiên, lực trọng trường, động đất, bão từ, các loại côn trùng,… Mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ tùy theo vị trí địa lí của từng khu vực xây dựng công trình. Ảnh hưởng bất lợi của điều kiện khí hậu tự nhiên gồm:

+ Chế độ bức xạ của mặt trời: quỹ đạo, cường độ bức xạ mặt trời,…

+ Chế độ gió ( tần xuất xuất hiện, tốc độ gió, hướng gió,…)

+ Chế độ mưa, tuyết,…

+ Chế độ thủy văn, ngập lụt,…

+ Địa hình, địa mạo

+ Địa chất công trình ( sức chịu tải của đất nền, nước ngầm, độ lún, mức đồng đều của cấu tạo các lớp đất, ổn định của đất,…)

+ Mức xâm thực hóa – sinh của môi trường.

+ Ngoài ra ở những nơi có nhiều côn trùng, đặc biệt nhà kết cấu gỗ cần có biện pháp chống mối, mọt, mục, để chống sự phá hoại của côn trùng.

 

Link tham khảo

 

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận với Facebook