I. Giới thiệu về Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam
Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam
Dioxin là sản phẩm của lửa, là chất độc nhất trong các chất độc do con người tìm ra và tạo ra. Từ hàng chục năm nay, dioxin và tác hại của nó đối với môi trường và con người luôn là chủ đề được nhiều nhà khoa học, đặc biệt tại các nước phát triển, quan tâm nghiên cứu. Hàng năm, vào dịp mùa hè, hội nghị quốc tế về dioxin và các chất dioxin lại được tổ chức với sự tham gia của khoảng 1000 đại biểu từ nhiều nước trên thế giới. Hội nghị quốc tế về dioxin và các chất giống dioxin lần thứ 34 vừa được tổ chức tại Tây Ban Nha vào tháng 9 năm 2014 và Hội nghị lần thứ 35 sẽ được tổ chức tại Bra xin vào tháng 8 năm 2015.
Vì hậu quả của cuộc chiến tranh chất diệt cỏ do Mỹ thực hiện từ 1961 đến 1972, Việt Nam đã trở thành tâm điểm cho những người quan tâm nghiên cứu về dioxin. Có ít nhất là 366 kg dioxin (theo Stellman, Nature 2004) từ các chất diệt cỏ, chủ yếu là chất da cam, đã được rải xuống miền Nam, Việt Nam.
Với sự hợp tác của một số tổ chức và cá nhân đến từ Mỹ, Nhật, Canada,… chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về dioxin và tác hại của dioxin đối với con người và môi trường ở Việt Nam. Có một số điều đã được làm rõ và vẫn còn không ít điều chưa được làm rõ vì tính chất rất phức tạp của dioxin và điều kiện nghiên cứu của Việt Nam.
Nghiên cứu về dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ không chỉ giúp chúng ta khắc phục hậu quả của nó mà còn tạo nên những nền tảng cơ bản để nghiên cứu, kiểm soát và hạn chế tác hại của dioxin có từ nguồn gốc khác.
Vì một số lý do trên, Văn phòng Ban chỉ đạo 33/Dự án “Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng ở Việt Nam” đã tổ chức nghiên cứu và biên soạn báo cáo “Hiện trạng ô nhiễm dioxin trong môi trường ở Việt Nam”. Những thông tin cơ bản về tính chất của dioxin; phát thải dioxin từ rác thải và xử lý rác thải, công nghiệp giấy, xi măng, luyện kim, sản xuất gạch,…; sự tồn lưu của dioxin trong môi trường đất, nước, không khí tại một số vùng ở Việt Nam; dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng đã được đề cập đến trong báo cáo. Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam
Tuy nhiên, vì điều kiện kỹ thuật và kinh phí, chúng ta chưa có một chương trình tổng thể để đánh giá toàn diện thực trạng ô nhiễm dioxin trong môi trường và con người ở Việt Nam và cũng vì vậy mà chưa có được một hệ thống kiểm soát và ngăn chặn phơi nhiễm dioxin, các chất giống dioxin từ chất diệt cỏ hay các nguồn khác, nhưng báo cáo này cũng giúp các nhà khoa học, các nhà quản lý môi trường và những người có liên quan đến các hoạt động phòng chống tác hại của dioxin một bức tranh chung về dioxin và ô nhiễm dioxin ở Việt Nam. Từ đó, chúng ta hình dung được những gì cần phải làm trong thời gian tới. Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Văn phòng Ban chỉ đạo 33/Dự án “Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng ở Việt Nam” khó có thể tránh được một số sai sót và mong được bổ sung trong các báo cáo tiếp theo.
Xin cảm ơn các tổ chức và cá nhân đã quan tâm và hợp tác giúp chúng tôi xây dựng báo cáo này./. Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam

MỤC LỤC
Phần 1 CÁC THÔNG TIN CHUNG
1.1. Dự án “Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng ở Việt Nam”
1.2. Mục tiêu và nội dung chính của hoạt động Khảo sát phát thải dioxin từ các nguồn công nghiệp
1.3. Báo cáo “HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DIOXIN TRONG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM”
Phần 2 GIỚI THIỆU VỀ DIOXIN VÀ CÁC HỢP CHẤT TƯƠNG TỰ DIOXIN
2.1. Khái niệm và cấu trúc của dioxin và các hợp chất tương tự dioxin
2.2. Tính chất vật lý, tính chất hóa – sinh, sựtồn tại và chuyển hóa trong môi trường của dioxin và các hợp chất tương tự dioxin
2.2.1. Tính chất vật lý
2.2.2. Tính chất hóa – sinh
2.2.3. Sự tồn tại và chuyển hóa trong môi trường
2.3. Độc tính, cơ chế gây độc của dioxin và các hợp chất tương tự dioxin và tác động của chúng đến hệ sinh thái
2.3.1. Độc tính Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam
2.3.2. Cơ chế gây độc
2.3.3. Tác động độc hại đối với hệ sinh thái
2.4. Các cơ chế hình thành dioxin và các hoạt động công nghiệp có khả năng phát thải dioxin
2.4.1. Các cơ chế hình thành dioxin
2.4.1.1. Sự hình thành dioxin trong quá trình đốt cháy và quá trình nhiệt
2.4.1.2. Sự hình thành dioxin trong quá trình sản xuất công nghiệp
2.4.2. Các hoạt động công nghiệp có khả năng phát thải dioxin
2.4.2.1. Các hoạt động dùng nhiệt độ cao và thiêu đốt
2.4.2.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp
2.5. Phương pháp phân tích dioxin và các hợp chất tương tự dioxin
2.5.1. Phương pháp lấy mẫu
2.5.1.1. Lấy mẫu thải công nghiệp
2.5.1.2. Lấy mẫu môi trường
2.5.2. Phương pháp phân tích
Phần 3 CÁC QUI ĐỊNH HIỆN CÓ VỀ NGƯỠNG DIOXIN TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ TRONG MÔI TRƯỜNG
3.1. Các qui định liên quan đến dioxin tại Việt Nam
3.1.1. Các qui định pháp lý về dioxin tại Việt Nam
3.1.2. Các Tiêu chuẩn, Qui chuẩn kỹthuật quốc gia về dioxin
3.2. Các qui định liên quan đến dioxin trên thếgiới
3.2.1. Các qui định quốc tế
3.2.2. Các qui định tại Mỹ Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam
3.2.3. Các qui định tại Canada
3.2.3.1. Qui định cho lò đốt của nồi hơi trong lĩnh vực sản xuất giấy bột giấy
3.2.3.2. Qui định cho lò đốt chất thải
3.2.4. Các qui định tại châu Âu
3.2.4.1. Qui định về ngưỡng dioxin trong môi trường
3.2.4.2. Qui định về phát thải dioxin trong hoạt động đốt chất thải rắn
3.2.4.3. Qui định về phát thải dioxin trong các ngành công nghiệp
3.2.5. Các qui định tại Nhật Bản Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam
3.2.6. Các qui định tại Hàn Quốc Báo Cáo Hiện Trạng Ô Nhiễm Dioxin trong môi trường Việt Nam
3.2.7. Nhận xét chung về qui định của các quốc gia về dioxin
Phần 4 TÌNH TRẠNG PHÁT THẢI DIOXIN TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
4.1. Hàm lượng dioxin và các hợp chất liên quan trong các đối tượng chất thải công nghiệp tại Việt Nam
4.1.1. Hàm lượng DRCs trong các đối tượng thuộc hoạt động xử lí rác thải
4.1.1.1. Hàm lượng DRCs trong khí thải của hoạt động xửlí rác thải
4.1.1.2. Hàm lượng DRCs trong nước thải của hoạt động xửlí rác thải
4.1.1.3. Hàm lượng DRCs trong chất thải rắn lò đốt chất thải
4.1.2. Hàm lượng DRCs trong đối tượng thuộc hoạt động sản xuất xi măng
4.1.2.1. Hàm lượng DRCs trong khí thải của nhà máy xi măng
4.1.2.2. Hàm lượng DRCs trong nước thải của nhà máy xi măng
4.1.2.3. Hàm lượng DRCs trong chất thải rắn nhà máy xi măng
4.1.3. Hàm lượng DRCs trong các đối tượng thuộc hoạt động luyện kim
4.1.3.1. Hàm lượng DRCs trong khí thải của nhà máy luyện kim
4.1.3.2. Hàm lượng DRCs trong nước thải của nhà máy luyện kim
4.1.3.3. Hàm lượng DRCs trong chất thải rắn của nhà máy luyện kim
4.1.4. Hàm lượng DRCs trong các đối tượng thuộc hoạt động sản xuất giấy
4.1.4.1. Hàm lượng DRCs trong khí thải của nhà máy giấy
4.1.4.2. Hàm lượng DRCs trong nước thải của nhà máy giấy
4.1.5. Hàm lượng DRCs trong các đối tượng thuộc hoạt động nhiệt điện
4.1.5.1. Hàm lượng DRCs trong khí thải của nhà máy nhiệt điện
4.1.5.2. Hàm lượng DRCs trong nước thải của nhà máy nhiệt điện
4.1.5.3. Hàm lượng DRCs trong chất thải rắn của nhà máy nhiệt điện
4.1.6. Hàm lượng DRCs trong các đối tượng thuộc hoạt động nồi hơi
4.1.7. Hàm lượng DRCs trong các đối tượng thuộc hoạt động sản xuất gạch
4.2. Đánh giá mức độ phát thải và ô nhiễm môi trường của dioxin và các hợp chất liên quan trong công nghiệp
4.2.1. Mức độ phát thải DRCs trong khí thải công nghiệp
4.2.2. Mức độ phát thải DRCs trong nước thải công nghiệp
4.2.3. Mức độ phát thải DRCs trong chất thải rắn công nghiệp
Phần 5 TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM DIOXIN TRONG MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
5.1. Hàm lượng dioxin và các hợp chất liên quan trong các đối tượng môi trường tại Việt Nam
5.1.1. Hàm lượng DRCs trong môi trường trầm tích tại Việt Nam
5.1.2. Hàm lượng DRCs trong môi trường đất tại Việt Nam
5.1.2.1. Sự ô nhiễm DRCs trong môi trường đất có nguồn gốc từ chất độc hóa học
5.1.2.2. Sự ô nhiễm DRCs trong môi trường đất có nguồn gốc từ các hoạt động khác
5.1.3. Hàm lượng DRCs trong môi trường nước tại Việt Nam
5.1.4 Hàm lượng DRCs trong môi trường không khí tại Việt Nam
5.2. Đánh giá mức độô nhiễm dioxin và các hợp chất liên quan trong môi trường tại Việt Nam
5.2.1. Mức độ ô nhiễm DRCs trong môi trường trầm tích tại Việt Nam
5.2.2. Mức độ ô nhiễm DRCs trong môi trường đất tại Việt Nam
5.2.3. Mức độ ô nhiễm DRCs trong môi trường nước tại Việt Nam
5.2.4. Mức độ ô nhiễm DRCs trong môi trường không khí tại Việt Nam
Phần 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Dioxin từ các nguồn phát thải trong công nghiệp
6.2. Dioxin trong môi trường
6.3. Đề xuất về kế hoạch đo đạc khảo sát phát thải dioxin trong công nghiệp và môi trường
Download
>>> Tải thêm nhiều giáo trình, tài liệu khác (miễn phí hoàn toàn)