Bài giảng trang bị điện trong máy

 

BÀI GIẢNG TRANG BỊ ĐIỆN TRONG MÁY

bai giang trang bi dien trong may

Chương I: Những khái niệm cơ bản về hệ thống truyền động điện

1.1 Cấu trúc và phân loại hệ thống truyền điện động

1.1.1 Cấu trúc chung của hệ truyền động điện

Truyền động cho máy, một dây chuyền sản xuất mà dùng năng lượng điện thì gọi là truyền động điện (TĐĐ).

Hệ truyền động điện là một tập hợp các thiết bị như: thiết bị điện, thiết bị điện từ, thiết bị điện tử, cơ, thủy lực phục vụ cho việc biến đổi điện năng cơ năng cung cấp cho cơ cấu chấp hành trên các máy sản xuất, đồng thời có thể điều khiển dòng năng lượng đó theo yêu cầu công nghệ của máy sản xuất.

Về cấu trúc, một hệ thống TĐĐ nói chung bao gồm các khâu:

1. BBĐ: bộ biến đổi, dùng để biến đổi loại dòng điện (xoay chiều thành một chiều hoặc ngược lại), biến đổi loại nguồn (nguồn áp thành nguồn dòng hoặc ngược lại), biến đổi mức điện áp (hoặc dòng điện), biến đổi số pha, biến đổi tần số,…

+ Các BĐĐ thường dùng là máy phát điện, hệ máy phát – động cơ (hệ F – Đ), các chỉnh lưu trong điều khiển, các bộ biến tân…

2. Đ: Động cơ điện, dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng thành cơ năng hay cơ năng thành điện năng (khi hãm điện).

+ Các động cơ điện thường dùng là: động cơ xoay chiều KĐB ba pha roto dây quấn hay lồng sóc; động cơ điện một chiều kích từ song song, nối tiếp hay kích từ bằng nam châm vĩnh cửu; động cơ xoay chiều đồng bộ,…

3. TL: Khâu truyền lực, dùng để truyền lực từ động cơ điện đến cơ cấu sản xuất hoặc dùng để biến đổi dạng chuyển động ( quay thành tịnh tiến hay lắc) hoặc làm phù hợp với tốc độ, momen, lực.

Để truyền lực, có thể dùng các bánh răng, thanh răng, trục vít, xích, đai truyền, có bộ ly hợp cơ hoặc điện từ,…

 

(Còn tiếp)

 

Link tham khảo

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận với Facebook