QCVN 39:2011/BTNMT Chất lượng nước dùng cho tưới tiêu

Lời nói đầu

QCVN 39:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Thông tư số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.

Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng nguồn nư­ớc sử dụng cho mục đích tưới tiêu.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng n­ước dùng cho tưới tiêu đ­ược quy định tại Bảng 1.

Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước dùng cho tưới tiêu

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1 pH 5,5-9
2 Ôxy hòa tan (DO) ≥ 2
3 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 2000
4 Tỷ số hấp phụ Natri (SAR) 9
5 Clorua (Cl) mg/l 350
6 Sun phát (SO42-) mg/l 600
7 Bo (B) mg/l 3
8 Asen (As) mg/l 0,05
9 Cadimi (Cd) mg/l 0,01
10 Crom tổng số (Cr) mg/l 0,1
11 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001
12 Đồng (Cu) mg/l 0,5
13 Chì (Pb) mg/l 0,05
14 Kẽm (Zn) mg/l 2,0
15 Fecal. Coli (Chỉ quy định đối với nước tưới rau và thực vật ăn tươi sống) số vi khuẩn/

100ml

200

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Lấy mẫu để xác định giá trị các thông số trong nước dùng cho mục đích tưới tiêu thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau:

TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1: 2006) – Chất lượng nước- Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.3.1. Lấy mẫu để xác định giá trị các thông số trong nước dùng cho mục đích tưới tiêu thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau:

TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) – Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

– TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

– TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

3.2.  Phương pháp xác định giá trị các thông số chất lượng nước  thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

– TCVN 6492-2011 (ISO 10523-2008) – Chất lượng nước – Xác định pH.

– TCVN 5499-1995. Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan – Phương pháp Winkler.

– TCVN 7324-2004 (ISO 5813-1983). Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan – Phương pháp iod.

– TCVN 6196-1:1996 (ISO 9964-1993) – Chất lượng nước. Xác định natri và kali. Phần 1: Xác định natri bằng trắc phổ hấp thụ nguyên tử.

– TCVN 6201:1995 (ISO 7980-1986) – Chất lượng nước. Xác định canxi và magie. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

– TCVN 6660:2000 (ISO 14911-1988) – Chất lượng nước – Xác định Li+, Na+, NH4+, K+, Mn2+, Ca2+, Mg2+, Sr2+ và Ba2+ hòa tan bằng sắc ký ion. Phương pháp dùng cho nước và nước thải.

– TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) – Chất lượng nước – Xác định Clorua. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO).

– TCVN 7724:2007 (ISO 17825:2006), Chất lượng nước – Xác định thủy ngân – Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử.

– TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999), Chất lượng nước – Xác định thủy ngân.

– TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) – Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

– TCVN 6197–2011 (ISO 5961-1994) – Chất lượng nước – Xác định cadimi bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.

– TCVN 6222-2008 (ISO 9174-1998) – Chất lượng nước – Xác định crom tổng – Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.

– TCVN 6626-2000 (ISO 11969-1996) – Chất lượng nước – Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).

– TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007)- Chất lượng nước – Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng (ICP-OES).

– TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000), Chất lượng nước – Phát hiện và đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform – Phần 1: Phương pháp màng lọc.

– TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308/2:1990), Chất lượng nước – Phát hiện và đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform, vi khuẩn colifrom chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất).

– Tỷ số hấp phụ Natri SAR được xác định theo công thức:

Capture

Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.

3.3. Chấp nhận các phương pháp phân tích có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.2.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6773:2000 – Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường

Download

5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận với Facebook