QCVN 42:2012/BTNMT Chuẩn thông tin địa lý cơ sở

Lời nói đầu

QCVN 42: 2012/BTNMT do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số: 02/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2012.

Chuẩn thông tin địa lý
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

MỤC LỤC

PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Phạm vi điều chỉnh
  2. Đối tượng áp dụng
  3. Giải thích từ ngữ
  4. Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm

PHẦN II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

  1. Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý
  2. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian
  3. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian
  4. Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý
  5. Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ
  6. Chuẩn siêu dữ liệu địa lý
  7. Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý
  8. Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý
  9. Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý

PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm

Phụ lục 2: Mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

Phụ lục 3: Mô hình khái niệm dữ liệu không gian

Phụ lục 4: Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian

Phụ lục 5: Phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý

Phụ lục 6: Danh mục đối tượng địa lý cơ sở Quốc gia

Phụ lục 7: Hệ quy chiếu tọa độ

Phụ lục 8: Nội dung siêu dữ liệu địa lý cơ sở

Phụ lục 9: Chất lượng dữ liệu địa lý

Phụ lục 10: Trình bày dữ liệu địa lý

Phụ lục 11: Lược đồ GML cơ sở

Phụ lục 12: Quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng GML

Phụ lục 13: Quy tắc chuyển đổi lược đồ ứng dụng UML sang lược đồ ứng dụng GML

Phụ lục 14: Một số địa chỉ website hữu ích

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CHUẨN THÔNG TIN ĐỊA LÝ CƠ SỞ

National technical regulation on standard of basic geographic information

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về áp dụng các chuẩn thông tin địa lý cơ sở sau đây:

– Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý;

– Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian;

– Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian;

– Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý;

– Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ;

– Chuẩn siêu dữ liệu địa lý;

– Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý;

– Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý;

– Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.

  1. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng và áp dụng dữ liệu địa lý.

  1. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. XML (eXtensible Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) là ngôn ngữ xây dựng tài liệu văn bản có cấu trúc phục vụ mục đích trao đổi dữ liệu.

3.2. GML (Geopraphy Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu địa lý mở rộng) là XML dùng để trao đổi dữ liệu địa lý.

3.3. UML (Unified Modeling Language ) – Ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất là một ngôn ngữ mô hình gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thiết kế các hệ thống thông tin một cách nhanh chóng.

3.4. Lược đồ XML: mô tả cấu trúc của tài liệu XML gồm các phần tử và thuộc tính trong tài liệu XML, thứ tự và số lượng các phần tử con, các kiểu dữ liệu của phần tử và thuộc tính.

3.5. Lược đồ GML cơ sở: là lược đồ XML bao gồm một tập hữu hạn các thành phần từ GML.

3.6. Lược đồ ứng dụng GML: là lược đồ XML được lập theo các nguyên tắc của GML cho một lược đồ ứng dụng cụ thể.

3.7. Siêu dữ liệu địa lý: là dữ liệu mô tả các dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu địa lý.

3.8. Mô hình khái niệm: là mô hình được sử dụng để định nghĩa các khái niệm trong thực tiễn.

3.9. Lược đồ khái niệm: là lược đồ biểu diễn các mô hình khái niệm bằng một ngôn ngữ cụ thể.

3.10. Lược đồ ứng dụng: là lược đồ khái niệm biểu diễn cấu trúc dữ liệu địa lý cho một mục đích ứng dụng cụ thể.

3.11. Đối tượng địa lý (Feature): là các sự vật, hiện tượng trong thế giới thực (đường giao thông, sông, nhà,…) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một vị trí địa lý hoặc mô tả một đối tượng không tồn tại trong thế giới thực nhưng cần thiết cho các mục đích sử dụng cụ thể (địa giới hành chính, ranh giới thửa đất,…).

3.12. Đối tượng địa lý trừu tượng: là đối tượng địa lý thuộc kiểu không thể hiện trực tiếp trong tập dữ liệu mà được thể hiện thông qua các kiểu kế thừa.

3.13. Kiểu đối tượng địa lý (Feature Type): là tập hợp các đối tượng địa lý cùng loại, có chung các thuộc tính và các quan hệ.

3.14. Quan hệ đối tượng địa lý: là quan hệ mô tả mối liên kết giữa các đối tượng địa lý cùng loại hoặc khác loại.

3.15. Thuộc tính của đối tượng địa lý: là các thông tin mô tả đặc tính cụ thể của đối tượng địa lý.

3.16. Danh mục đối tượng địa lý: là tập hợp nhóm các đối tượng địa lý được xây dựng theo mô hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý và phù hợp với lược đồ ứng dụng.

3.17. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát: là siêu mô hình mô tả khái niệm về kiểu đối tượng địa lý.

3.18. Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia: là danh mục đối tượng địa lý gồm các thông tin cơ sở (tên, mã, mô tả) để áp dụng và mở rộng khi xây dựng các loại danh mục đối tượng địa lý cụ thể.

3.19. Siêu mô hình: là một dạng mô hình được sử dụng để mô tả các mô hình khác.

3.20. Hệ thống tham số gốc: là một tập hợp các tham số cơ bản được sử dụng làm cơ sở để tính toán các tham số khác.

3.21. Hệ quy chiếu tọa độ: là hệ toạ độ có quan hệ với đối tượng thông qua tham số hoặc tập tham số định nghĩa vị trí điểm gốc, tỷ lệ và hướng của hệ toạ độ (các tham số, hoặc tập tham số được gọi là datum).

3.22. Hệ quy chiếu thời gian: là hệ quy chiếu thể hiện các phép đo thời gian.

3.23. Lược đồ trình bày dữ liệu địa lý: là lược đồ mô tả cách thức thể hiện dữ liệu địa lý dưới dạng đồ họa.

3.24. Quy tắc trình bày đối tượng địa lý: là các quy tắc được áp dụng cho một kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng để chỉ ra các cách thức thể hiện kiểu đối tượng địa lý đó dưới dạng đồ họa.

3.25. Danh mục trình bày đối tượng địa lý: là một tập hợp các quy tắc trình bày đối tượng địa lý.

3.26. Chỉ thị trình bày: là một tập hợp các thao tác trình bày cần thiết phù hợp với mỗi quy tắc trình bày cụ thể.

3.27. Thao tác trình bày: là cách thức được áp dụng để xử lý việc trình bày dữ liệu địa lý cho một trường hợp cụ thể.

3.28. Dịch vụ trình bày: là các thao tác trình bày cụ thể đối với dữ liệu địa lý.

3.29. Mã hoá: là biểu diễn của thông tin (dữ liệu, đối tượng…) trong một hệ thống mã xác định.

3.30. Đối tượng hình học nguyên thuỷ: là các đối tượng hình học đơn lẻ và đồng nhất (ví dụ: điểm, đường, vùng).

  1. Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm

Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm được quy định và giải thích tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật này.

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường

Download

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận với Facebook