
QCVN 16:2008/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG BỀ MẶT
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 16: 2008/BTNMT do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 17/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 94 TCN 14 – 2006, Mã luật khí tượng bề mặt, ban hành theo Quyết định số 18/2006/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2006.
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định chi tiết việc mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt dùng để mã hóa số liệu và khai mã các bản tin quan trắc khí tượng bề mặt.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc khí tượng bề mặt, các tổ chức, cá nhân liên quan đến mã luật khí tượng bề mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. WMO là tên viết tắt của Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization).
1.3.2. Mã luật khí tượng bề mặt là các quy định mã hóa và khai mã số liệu quan trắc khí tượng bề mặt.
1.3.3. SYNOP là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm cố định trên mặt đất.
1.3.4. SHIP là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm trên biển.
1.3.5. SYNOP MOBIL là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm di động trên mặt đất.
1.3.6. METAR là bản tin thời tiết sân bay thường kỳ (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).
1.3.7. SPECI là bản tin thời tiết sân bay đặc biệt chọn lọc (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).
1.3.8. BUOY là bản tin số liệu quan trắc khí tượng từ trạm phao.
1.3.9. CLIMAT là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm khí tượng trên mặt đất.
1.3.10. CLIMAT SHIP là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm thời tiết trên đại dương.
1.3.11. CLI… hay …CLI là bản tin số liệu khí áp trung bình tháng của các vùng trên đại dương.
1.3.12. TYPH là bản tin quan trắc khí tượng khi có bão (phát báo trong nước).
1.3.13. CLIM là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng (phát báo trong nước).
1.3.14. Các từ ngữ khác được giải nghĩa trong phụ lục 1
…
QCVN 17: 2008/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 17: 2008/BTNMT do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình duyệt, được ban hành theo Quyết định số: 17/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 94 TCN 2 – 2006, Mã luật khí tượng nông nghiệp, ban hành theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 01 năm 2006.
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định chi tiết việc mã hóa số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp dùng để mã hóa số liệu và khai mã các bản tin quan trắc khí tượng nông nghiệp.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện mã hóa hoặc khai mã số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp trong phạm vi cả nước.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Mã luật khí tượng nông nghiệp là các quy định mã hóa và khai mã số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp.
1.3.2. Quan trắc khí tượng nông nghiệp là theo dõi, quan sát và đo đạc các yếu tố vật lý môi trường và các yếu tố sinh học của cây trồng, vật nuôi.
- Quy định về kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp
Các trạm Khí tượng nông nghiệp thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mã luật khí tượng nông nghiệp để truyền tin khí tượng nông nghiệp gồm hai loại điện báo riêng biệt: Điện AGROM và KSAGROM.
– Mã điện AGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp sử dụng mã điện AGROM để phát báo các số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Điện phải phát báo vào buổi sáng các ngày 1, 11 và 21. Cụ thể mã điện tuần 1 phát báo buổi sáng ngày 11, mã điện tuần 2 phát báo buổi sáng ngày 21 và mã điện tuần 3 phát báo buổi sáng ngày 1 của tháng sau.
– Mã điện KSAGROM gồm hai phần: Phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng nông nghiệp được cấp có thẩm quyền quy định thu thập số liệu khí tượng nông nghiệp ngoài khu vực quan trắc khí tượng nông nghiệp của trạm sử dụng mã điện KSAGROM để phát báo số liệu khảo sát khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Mã điện phải phát báo vào các ngày 9 (tuần 1), 19 (tuần 2) và 29 (tuần 3) hàng tháng. Đối với tháng 2 những năm chỉ có 28 ngày thì phát báo vào ngày 28.
Tất cả các số liệu dùng để thảo mã điện khí tượng nông nghiệp phải là các số liệu được thu thập và quan trắc theo đúng quy phạm Quan trắc khí tượng nông nghiệp và quy phạm Khảo sát khí tượng nông nghiệp trên đồng ruộng.
Nguyên tắc phát báo phải theo thứ tự các nhóm (số thứ tự được ghi trong dấu ngoặc đơn bằng số Ả Rập trước mỗi nhóm) và phải tuân thủ theo phần “hướng dẫn phát báo các nhóm”. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự hoặc bỏ bớt các nhóm, các mã số trong nhóm.
Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “/”.
Riêng đối với các nhóm (18), (19), (20), (21) trong trường hợp không có thiên tai, sâu bệnh hoặc trong tuần không quy định phải quan trắc mật độ cây trồng, tỷ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo các nhóm này.
Trạm có quan trắc nhiều loại cây trồng với nhiều đợt gieo, trồng khác nhau thì trong một bức điện từ nhóm (13) đến nhóm (25) được lặp lại nhiều lần để phát báo cho từng đợt của từng loại cây trồng khác nhau. Việc phát báo mã điện trong lần sau hoàn toàn phải tuân thủ đúng thứ tự các quan trắc như về số thứ tự của giống, nhóm
…
Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường