KỸ THUẬT PHAY- TS NGUYỄN TIẾN ĐÀO, ThS NGUYỄN TIẾN DŨNG
I. GIỚI THIỆU VỀ GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT PHAY
Cuốn sách ” Kỹ thuật phay” là một phần trong bộ sách giới thiệu về công nghệ và kỹ năng gia công cơ khí. Đậy là một trong những môn học có liên quan đến kiến thức phổ biến của các ngành kỹ thật, kinh tế, sư phạm… trong hệ thống dạy nghề thuộc các hệ tập trung, tại chức, giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao…
Nội dung của cuốn sách “ Kỹ thuật phay” bao gồm những định nghĩa, những khái niệm cơ bản về an toàn lao động, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật về vật liệu, dụng cụ, thiết bị đo lường, gá đặt, định vị, quy trình công nghệ gia công cơ khí bàng phương pháp phay giới thiệu các nguyên lý phay mặt phẳng, lỗ, rãnh, góc, các mạt định hình, gia công bánh răng, phay chuyên dùng… để có được những sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật.
Cuốn sách “ Kỹ thuật phay” cũng giới thiệu một số khái niệm cơ bản về điều khiển tự động và điều khiển theo chương trình đối với các máy phay tự động, máy phay điều khiển theo chương trình, trên các đường day gia công… Cuốn sách cũng là một cẩm nang nhằm giúp cho học viên, công nhân cơ khí và những người muốn học nghề cơ khí có những hiểu biết cơ bản để dễ dàng thực hành và nâng bậc, đặc biệt là tiếp cận với các phương pháp gia công hiện đại, tiên tiến. Nó cũng giúp một phần cho các nhà kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị chất lượng, quản trị doanh nghiệp…
Cuốn sách này cũng giúp cho học viên, công nhân, học sinh học nghề có tài liệu học tập, tra cứu, các bạn đồng nghiệp có thêm tài tài liệu tham khảo.
Cuốn sách ” Kỹ thuật phay” bao gồm:
Phần 1: Khái niệm cơ bản về quá trình sản xuất cơ khí– giới thiệu những định nghĩa, khái niệm cơ bản về quá trình sản xuất, một số tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật trong phân xưởng như an toàn lao động, dung sai, phương pháp đo và dụng cụ đo, độ chính xác gia công…
Phần 2: Khái niệm cơ bản về phay– giới thiệu những nguyên lý của quá trình cắt gọt, chế đọ phay và chọn các thông số kỹ thuật của chế độ phay, các mạt chuẩn định vị, phương pháp gá đặt và kẹp chặt khi phay cũng như các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật, biện pháp đảm bảo chất lượng, tăng năng suất, hạ giá thành.
Phần 3: Máy phay- Dao phay- Đồ gá máy phay– giới thiệu các loại dụng cụ, đồ gá và một số loại máy phay thông dụng gồm:
– Dao phay, vật liệu để chế tạo dao phay và một số phương pháp mài sắc dao phay.
– Máy phay– giới thiệu một số loại máy phay vạn năng, một số loại máy phay chuyên dùng, máy phay tổ hợp, máy phay chép hình, máy phay tự động, máy phay điều khiển theo chương trình số và đường dây gia công…
– Đồ gá máy phay– giới thiệu một số loại phụ từng, đồ gá thông dụng để gá đặt, kẹp chặt chi tiết, gá kẹp dao, gá đo và lấy dấu, đồ gá để phân độ…
Phần 4: Công nghệ gia công trên máy phay– giới thiệu phương pháp phay mặt phẳng, phay bậc, phay rãnh và rãnh then, phay then hoa, phay định hình, phay chép hình…
Phần 5: Cơ khí hóa, tự động hóa– điều khiển công nghệ phay theo chương trình- giới thiệu những khái niệm chung về quá trình tự động hóa, đường dây gia công, điều khiển theo chương trình, những ví dụ ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CNC trong quá trình gia công trên máy phay.
Link Tham Khảo