Để chính thức đi vào xây dựng dự án cũng như hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp cần có đầy đủ các loại hồ sơ môi trường theo đúng Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014.
A. CÁC LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG
I. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa đi vào hoạt động
Trước khi đi vào hoạt động xây dựng dự án, các nhà doanh nghiệp tùy từng quy mô, ngành nghề sẽ tiến hành lập các loại hồ sơ môi trường như sau:
- Đánh giá tác động môi trường
– Áp dụng đối với các dự án quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
– Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi:
+ Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
+ Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
+ Theo đề nghị của chủ dự án.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường)
– Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP
– Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tường phải lập dự án đầu tư theo quy định của Pháp luật về đầu tư.
– Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi địa điểm;
+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
II. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ đã đi vào hoạt động, vận hành dự án
Sau khi đi vào hoạt động chính thức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tiến hành lập một trong hai hồ sơ trên (Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường) thì phải tiến hành lập “Đề án bảo vệ môi trường”:
-
Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
– Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có một trong các văn bản sau:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
– Lập và đăng ký lại đề án bảo vệ môi trường khi:
Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có một trong các văn bản như trên.
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
– Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và không có một trong các văn bản sau:
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
– Lập lại Đề án bảo vệ môi trường khi:
Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng không có một trong các giấy tờ dưới đây:
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Các hồ sơ môi trường khác
Ngoài các hồ sơ trên, các nhà doanh nghiệp cần phải làm các hồ sơ bổ sung như: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ, Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Hồ sơ xả thải nước thải ra nguồn tiếp nhận,….
3.1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
– Đi kèm với 01 trong 03 hồ sơ trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động bắt buộc phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
– Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 06 tháng/lần vào tháng 07 và tháng 12.
– Đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.
3.2. Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
– Đối với các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 120 kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác.
– Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có một trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với số lượng CTNH đã đăng ký;
+ Thay đổi địa điểm cơ sở phát sinh CTNH trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải CTNH hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở;
+ Bổ sung thêm cơ sở phát sinh CTNH hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký;
+ Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ;
+ Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động.
3.3. Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
Áp dụng với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc khai thác sử dụng nước mặt.
3.4. Giấy phép khai thác nước ngầm
Áp dụng với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc khai thác nguồn nước ngầm.
3.5. Hồ sơ xả thải vào nguồn tiếp nhận
Áp dụng với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận.
B. XỬ PHẠT VI PHẠM
Theo nghị định số 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối với hành vi thực hiện không thực hiện các hồ sơ pháp lý môi trường sẽ chịu phạt hành chính như sau:
– Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.
– Đối tượng thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cam kết bảo vệ môi trường):
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.
– Đối tượng thực hiện đề án bảo vệ môi trường:
+ Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bị phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;
+ Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;
+ Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm phê duyệt của Bộ, cơ quan ngang Bộ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường;
– Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường:
+ Phạt cảnh cáo từ: 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng hoặc có thể tước giấy phép kinh doanh
– Đối tượng lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại:
+ Phạt tiền từ 30.000.000- 40.000.000 nếu không đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH
+ Phạt tiền từ 5.000.000- 10.000.000 nếu không báo cáo quản lý CTNH định kỳ.
– Đối tượng lập hồ sơ sử dụng nước mặt, khai thác nước ngầm:
Nếu các cơ sở thuộc đối tượng phải xin giấy phép sử dụng nước mặt hoặc khai thác nước ngầm mà không tiến hành đăng ký với Chi cục bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định:
+ Phạt cảnh cáo từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào lưu lượng
– Đối tượng lập hồ sơ xả thải vào nguồn tiếp nhận:
Nếu các cơ sở thuộc đối tượng phải xin giấy phép xả thải mà không tiến hành đăng ký với Chi cục bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định.
+ Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng tùy thuộc vào lưu lượng xả thải;
+ Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt từ: 20.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng tùy thuộc vào lưu lượng xả thải;
+ Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt từ: 30.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng tùy thuộc vào lưu lượng xả thải;
+ Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên bị xử phạt từ: 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
>>>>>>Click vào đây để tải thêm nhiều tài liệu giáo trình khác
Nguồn: Congnghemoitruong.info