QCVN 44:2012/BTNMT Chất lượng nước biển xa bờ

Lời nói đầu

QCVN 44:2012/BTNMT do Ban soạn thảo quy chun kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 10/2012/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chất lượng nước biển xa bờ
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước biển xa bờ.

1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nước biển xa bờ, phục vụ mục đích bảo vệ môi trường biển.

1.1.3. Không áp dụng với những vị trí cách bờ đảo, các công trình khai thác, thăm dò dầu khí trong khoảng bán kính nhỏ hơn hoặc bằng 1km.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến chất lượng nước biển xa bờ.

1.3. Gii thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Nước biển xa bờ là nước biển ở vùng biển xa bờ. Vùng biển xa bờ được tính từ đường cách bờ biển 44,25 km (tương đương 24 hải lý) đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển xa bờ được quy định tại Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1: Giá trị giới hạn của các thông số trong nước biển xa bờ

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1 pH 7,5 – 8,5
2 Kẽm (Zn) 20
3 Asen(As) 5
4 Thủy ngân (Hg) 0,16
5 Cadimi (Cd) 1
6 Tổng Crôm (Cr) 50
7 Đồng (Cu) 10
8 Chì (Pb) 5
9 Tributyl thiếc (TBT) 0,01
10 Cyanua (CN) 5
11 Tổng các hợp chất Hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) (*) 0,3
12 Tổng các Phenol 120
13 Tổng dầu mỡ khoáng 300
14 Các chất trừ sâu clo hữu cơ, polyclobiphenyl (PCB) và clorobenzen (**) Không phát hiện
15 Tổng hoạt độ phóng xạ a Becquerel/I 0,1
16 Tổng hoạt độ phóng xạ b Becquerel/I 1,0

Ghi chú:

(*): Các chất PAH cần phân tích: naphthalen, acenaphthylen, acenaphthen, fluoren, phenanthren, athracen, fluroanthen, pyren, benzo[a] anthracen, chryren, benzo[e]pyren, dibenzo[a,h]anthracen.

(**); Các chất và giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích theo TCVN 9241: 2012 (ISO 6468: 1996) Chất lượng nước – Xác định thuốc trừ sâu clo hữu cơ, polyclobiphenyl và clorobenzen – phương pháp sắc ký khí sau khi chiết lỏng – lỏng.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Lấy mẫu để xác định chất lượng nước biển xa bờ áp dụng theo hướng dẫn của các Tiêu chuẩn Quốc gia:

– TCVN 5998:1995 (ISO 5667-9:1987) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.

– TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

3.2. Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước biển xa bờ thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia:

– TCVN 6492:2011 Chất lượng nước – Xác định pH.

– TCVN 6626:2000 Chất lượng nước – Xác định asen – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua);

– TCVN 7877:2008 (ISO 5666 -1999) Chất lượng nước – Xác định thủy ngân;

– TCVN 6193:1996 Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;

– TCVN 6222:2008 Chất lượng nước – Xác định crom – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;

– TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) Chất lượng nước – Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng (ICP-OES);

– TCVN 7723: 2007 (ISO 14403: 2003) Chất lượng nước – Xác định cyanua tổng số và cyanua tự do bằng phân tích dòng chảy liên tục;

– TCVN 6199-1:1995 (ISO 8165/1:1992) Chất lượng nước – Xác định các phenol đơn hóa trị lựa chọn. Phần 1: Phương pháp sắc ký khí sau khi làm giàu bằng chiết;

– TCVN 7875:2008 Nước – Xác định dầu và mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại;

– TCVN 9241: 2012 (ISO 6468: 1996) Chất lượng nước – Xác định thuốc trừ sâu clo hữu cơ, polyclobiphenyl và clorobenzen – phương pháp sắc ký khí sau khi chiết lỏng – lỏng.

3.3. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.2 và trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia để phân tích các thông số quy định trong Quy chuẩn này.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

4.2. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường

Download

5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận với Facebook