Thủy triều đỏ là gì?
Thủy triều đỏ (Red Tide) hay còn gọi là “hiện tượng nở hoa” của tảo là kết quả của sự phát triển bùng nổ và ồ ạt nở hoa của các loài tảo biển có tính độc (Harmful Algal Blooms). Sự “nở hoa” này thường làm cho nước biển có màu đỏ, đôi khi có màu vàng xanh, nâu, xám hay màu cám gạo… tùy theo đặc tính của từng loài tảo phát triển tại đó. Màu này là màu của tảo, chúng phát triển dày đặc và nổi trên mặt nước nên có màu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng thủy triều đỏ lại không thể phát hiện bằng mắt thường được do lớp tảo nằm hơi sâu dưới mặt nước biển, ta chỉ có thể nhận biết qua hiện tượng các sinh vật biển chết hàng loạt và nổi lên trên mặt biển.
Khi hiện tượng xảy ra thì tảo sẽ tiết ra một lượng rất lớn các chất độc có thể gây hại cho các sinh vật sống tại vùng biển đó, ngoài ra lượng oxy hòa tan trong nước biển cũng sẽ giảm đáng kể do chúng đã bị tảo tiêu thụ cho quá trình sinh trưởng của mình. Hiện tượng này có thể xuất hiện trên một vùng biển rộng đến vài trăm kilomet vuông. Chúng ta rất khó có thể đoán trước được thủy triều đỏ sẽ xuất hiện khi nào, ở đâu và chúng sẽ tồn tại trong bao lâu do nó liên quan đến rất nhiều yếu tố về thời tiết và dòng chảy … và việc quan sát thường xuyên tính chất và tình trạng của nước biển đối với con người là vô cùng khó khăn.
Ở Việt Nam hiện tượng này còn khá mới mẻ nhưng cũng đã có xảy ra ở khu vực bờ biển thuộc Nam Trung Bộ (từ Cà Ná đến Phan Rí). Do đó cần có sự quan tâm của giới chuyên môn càng sớm càng tốt để có thể hạn chế được thiệt hại do hiện tượng này gây ra.
Hiện tượng thủy triều đỏ
Sơ lược về hiện tượng tảo nở hoa (Harmful Algal Blooms–HABs)
- Hiện tượng do một số loài tảo độc và có hai sống ngoài biển gây ra, chúng là những thực vật vi sinh đơn bào. Hầu hết các loài tảo đều có ích do chúng tạo ra sinh khối và năng lượng cho môi trường nước nhưng chỉ có sự nở hoa của các loài tảo độc mới gây nên thủy triều đỏ.
- Sự nở hoa của tảo xảy ra đột ngột và rất nhanh, chúng phát triển và nở hoa dày đặc trên mặt nước biển trong một khoảng thời gian ngắn. Thủy triều đỏ là một dạng nở hoa nhưng do các loài tảo có màu đỏ gây ra làm cho mặt nước có màu đỏ. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này ta sẽ giải thích ý nghĩa của các chữ trong cụm từ “Harmful Algal Blooms”:
-
“Harmful”: nghĩa là có hạ Có hại ở đây là tiềm tàng, nó không thể hiện rõ ra bên ngoài, giống như là sự tích tụ độc chất trong chuỗi thức ăn, nồng độ chất độc trong cơ thể càng cao đối với các sinh vật bậc càng cao. Hại ở đây có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và có khi cả sinh mạng của con người khi ăn phải các loài hải sản đã bị nhiễm độc tảo
-
“Algal”: chỉ các loài tảo biển, chúng là các vi sinh vật nhỏ bé, chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi điện tử phóng đại nhiều lầ Do đó khi nước nhiễm tảo với nồng độ chưa cao rất khó nhận biết bằng mắt thường. Tảo có khả năng quang hợp do chúng có chất diệp lục tố như các loài thực vật khác.
-
“Bloom”: nghĩa là sự nở hoa, khi tảo nở hoa là chúng đã phát triển thành một vùng rộng lớn với tốc độ rất nhanh. Khi đó nồng độ tảo độc trong nước rất cao, chúng phát triển thành lớp rất dày trên mặt biển, có khi dày đến hơn 10cm
Ảnh hưởng của hiện tượng tảo nở hoa
Tham khảo Video về thủy triều đỏ
Nguyên nhân hình thành hiện tượng thủy triều đỏ
-
Do môi trường tự nhiên:
Thủy triều đỏ thường xuất hiện ở dọc bờ biển vào mùa hè và mùa thu. Vào các mùa này thường có nhiều cơn gió tư đại dương thổi vào mang theo hơi lạnh và thổi các tế bào tảo từ ngoài khơi xa vào đất liền.
- Bờ biển thường là nơi có nhiều dân cư sinh sống nên lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng có nhiều hơn ngoài khơi xa, cùng với khác điều kiện khí hậu thuận lợi khác như: nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hàm lượng chất dinh dưỡng trong môi trường tăng, nồng độ muối thấp và mặt biển tương đối yên tĩnh…, tảo sẽ phát triển nhanh chóng, nên được gọi là Harmful Algal Blooms – nghĩa là sự bùng nổ tảo độc hại.
- Nhờ gió và các dòng hải lưu mà các tế bào tảo tập trung thành một vùng lớn trên mặt nước biển dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ.
-
Do hoạt động của con người:
Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở đồng ruộng theo nước mưa đổ ra biển. Mặt dù chất dinh dưỡng rất tốt cho các sinh vật sống ở biển nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng do những nguyên nhân này mang đến lại rất cao, gây ảnh hưởng xấu cho biển. Chúng tạo điều kiện cho thực vật phù du như tảo phát triển mạnh. Các ví dụ điển hình:
- Năm 1971, vùng biển Kagosin ở Nhật đã xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ do nước thải từ khu dân cư gần đó thải
- Tháng 8/1978 vùng biển Bột Hải ở Trung Quốc cũng xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ trên một diện tích 560 km2 suốt hơn 20 ngày do nguồn nước thải từ thành phố Thiên Tân và Bắc Kinh gây ra.
Nguồn: Độc học Môi trường – GS.TSKH. Lê Huy Bá