THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY
I. GIỚI THIỆU VỀ SÁCH THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY
Đối với nhiều ngành trong nước các trường đại học kỹ thuật, sau khi học xong phần lý thuyết về các chi tiết máy, học sinh bước sang giai đoạn thiết kế đồ án môn học.
Vì là lần đầu bắt tay vào một công việc mới mẻ; vận dụng lý thuyết giải quyết những vấn đề có liên hệ mật thiết với thực tế sản xuất, thiết kế ra những chi tiết và bộ phận máy có hình dạng kích thước cụ thể, phải thỏa mãn trong một chừng mực nhất định các yêu cầu chủ yếu về kinh tế, kỹ thuật và các yêu cầu khác, cho nên học sinh thường có nhiều bỡ ngỡ lúng túng.
Trong khi đó các sách về hướng dẫn thiết kế chi tiết máy hiện nay không nhiều, nhất là các tài liệu in trong nước. Vì vậy chúng tôi soạn tập sách này trước hết là để giúp đỡ sinh viên khi làm đồ án môn học chi tiết máy. Ngoài ra sách có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh khi làm đồ án tốt nghiệp về thiết kế máy, hoặc các cán bộ kỹ thuật trong công tác thiết kế cơ khí.
Tài liệu trình bày các vấn đề cơ bản nhất về thiết kế các chi tiết và bộ phận máy, cách tính toán động học những hệ thống dẫn động bằng cơ khí, phương pháp thiết kế các bộ truyền và xác định kết cấu các chi tiết và bộ phận máy.
II. MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY
§1. Một số vấn đề cơ bản
§2. Cách tiến hành thiết kế
CHƯƠNG 2.
TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC VÀ CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN
§1. Phân loại và chọn sơ đồ hộp giảm tốc
§2. Chọn động cơ điện
§3. Phân phối tỷ số truyền
CHƯƠNG 3. TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG
§1. Các quan hệ hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng
§2. Thiết kế bộ truyền bánh răng
§3. Thiết kế bộ truyền bánh răng dịch chỉnh
§4. Thí dụ
CHƯƠNG 4. TRUYỀN ĐỘNG TRỤC VÍT
§1. Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền trục vít
§2. Thiết kế bộ truyền trục vít
§3. Thí dụ
CHƯƠNG 5. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
§1. Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền đai
§2. Thiết kế bộ truyền đai dẹt
§3. Thiết kế bộ truyền đai hình thang
§4. Thiết kế truyền đai có bánh căng
§5. Thí dụ
CHƯƠNG 6. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
§1. Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền xích
§2. Thiết kế truyền động xích
§3. Thí dụ
CHƯƠNG 7.
THIẾT KẾ TRỤC VÀ TÍNH THEN
§1. Thiết kế trục
§2. Kết cấu trục
§3. Tính mối ghép then và then hoa
§4. Thí dụ
CHƯƠNG 8. THIẾT KẾ GỐI ĐỠ TRỤC
A. Thiết kế gối đỡ trục dùng ổ lăn
§1. Chọn ổ lăn
§2. Các phương pháp cố định ở trên trục và trong vỏ hộp
§3. Chọn kiểu lắp và cấu tạo chỗ lắp ổ
§4. Ống lót và nắp ổ
§5. Cố định trục theo phương dọc trục
§6. Bộ phận của trục bánh răng nón nhỏ và trục vít
§7. Gối đỡ trục đặt trong các vỏ hộp khác nhau
§8. Độ đôi ban đầu của ổ
§9. Bôi trơn bộ phận ổ
§10. Lót kín bộ phận ổ
B. Thiết kế gối đỡ trục dùng ổ trượt
§11. Vật liệu lót ổ
§12. Cấu tạo ổ trượt
§13. Bôi trơn ổ trượt
§14. Tính ổ trượt
CHƯƠNG 9. KHỚP NỐI
§1. Khái niệm chung
§2. Nối trục chặt
§3. Nối trục bù
§4. Nối trục đàn hồi
§5. Ly hợp ăn khớp
§6. Ly hợp ma sát
§7. Ly hợp an toàn
§8. Ly hợp ly tâm
§9. Thí dụ
CHƯƠNG 10.
THIẾT KẾ CẤU TẠO CÁC CHI TIẾT MÁY. BÔI
TRƠN VÀ LẮP HỘP GIẢM TỐC
§1. Cấu tạo bánh răng, bánh vít và trục vít
§2. Cấu tạo bánh đai
§3. Cấu tạo đĩa xích
§4. Cấu tạo vỏ máy
§5. Bôi trơn hộp giảm tốc
§6. Lắp bánh răng trên trục và điều chỉnh sự ăn khớp
CHƯƠNG 11. THÍ DỤ
§1. Chọn sơ đồ động
§2. Chọn động cơ điện và phân phối tỷ số truyền
§3. Thiết kế các bộ truyền
§4. Tính toán thiết kế trục và then
§5. Thiết kế gối đỡ trục
§6. Cấu tạo vỏ hộp và các chi tiết máy khác
§7. Bôi trơn hộp giảm tốc
PHỤ LỤC
Đặc tính kỹ thuật và kích thước động cơ điện
Đặc tính kỹ thuật và kích thước ổ lăn
Chọn độ nhẵn bề mặt của các chi tiết
Phạm vi sử dụng các kiểu lắp
Chọn kiểu lắp bánh răng
Dung sai của bộ truyền bánh răng trụ
Dung sai của bộ truyền bánh răng nón
Dung sai của bộ truyền trục vít
Tài liệu tham khảo
Link Tham Khảo