Đối với môi trường biển và môi trường xung quanh
- Làm mất mỹ quan môi trường biển do nước biển chuyển màu và có mùi hôi thối bốc lên do xác các sinh vật biển chết bị thối rữa, xác tảo chết… Khi đó bãi biển sẽ trở thành một bãi rác với các chất hữu cơ hôi thối và độc hại, gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí xung quanh. Mùi tanh sẽ theo gió biển vào khu dân cư, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.
- Do tảo phát triển dày đặc nên ánh sáng mặt trời không chiếu sâu xuống mực nước biển, gây hại cho hệ sinh thái biển. Ngoài ra, lượng oxy hòa tan trong nước giảm tạo điều kiện cho các vi sinh vật kỵ khí phát triển, các vi khuẩn khử sulfat sẽ chuyển hoá sulfat trong nước biển thành khí Hydro Sulphide (H2S) gây mùi hôi thối; khí này còn có thể gây ăn mòn các vật liệu bằng sắt và gây ảnh hưởng hệ hô hấp của dân cư xung quanh.
Hiện tượng thủy triều đỏ
Đối với các sinh vật
- Khi tảo phát triển bùng nổ sẽ tạo thành một lớp rất dày trên mặt nước, chúng sẽ cản trở ánh sáng chiếu xuống biển gây hại cho các loài sinh vật đáy. Hơn nữa chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn oxy hòa tan trong nước gây giảm oxy đáng kể và điều này cũng dẫn đến cái chết của các loài sinh vật biển như: tôm, cua, sò, ốc … hay có thể gây chết hàng loạt đối với một số loài sinh vật biển khác.
- Nhiều loài tảo khác còn có thể gây hại cho các động vật có vú sống tại khu vực đó, tuy nhiên cũng có một số loài chỉ gây hại cho tôm cá chứ không gây hại đến sức khoẻ con người và các động vật có vú.
- Một số loài động vật thân mềm khi nhiễm độc sẽ không làm chủ được sự hoạt động của các cơ và chúng không thể di chuyển được, biểu hiện nhiễm độc chỉ ở bên trong tế bào, không thể hiện ra bên ngoài nên rất khó nhận biết là chúng đã bị nhiễm độc. Tỷ lệ gây chết đối với loài này là khoảng 55 – 69%. Loài cua khi ăn thịt các động vật thân mềm bị nhiễm độc vẫn không bị nhiễm độc.
Đối với cá
Khi bị nhiễm độc cá sẽ bị chết hàng loạt do chất độc từ tảo tiết ra hấp thu trực tiếp qua mang đi vào cơ thể. Ngoài ra, chất độc còn xâm nhập vào các mô rất mãnh liệt. Những biểu hiện khi cá bị nhiễm độc:
+ Cá co giật mạnh và bơi lung tung không định hướng.
+ Cá đi ra phân nhiều hơn bình thường và nôn mửa thức ăn ra miệng nhiều.
+ Vây ngực của cá bị tê liệt, vây đuôi bị cong gây khó khăn cho cá khi bơi và giữ thăng bằng.
+ Tuần hoàn máu chậm hơn bình thường và khi đến cực điểm thì cá sẽ bị chết do không hô hấp được.
Nồng độ tảo trung bình có thể gây chết cá là khoảng 2,5.105 tế bào tảo/1 lít nước, tuy nhiên thực tế có thể cao hơn hay thấp hơn tuỳ theo từng loại tảo với các độc tính khác nhau. Thông thường thì các loài giáp xác như tôm, cua và nghêu, sò, hến ít bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều đỏ do chúng có khả năng không trao đổi chất với môi trường nước xung quanh nên không bị nhiễm độc. Chỉ một số ít loài tảo gây nhiễm độc cho chúng. Tuy nhiên, nếu thời gian thủy triều đỏ tồn tại lâu cũng sẽ dẫn đến cái chết của chúng do đói vì không có thức ăn. Đối với các loài sống trong vùng biển có hiện tượng thủy triều đỏ thì con người cũng không nên ăn thịt để bảo đảm an toàn sức khoẻ.

Cá chết do thủy triều đỏ
Đối với chim và các loài động vật có vú khác
Trong khu vực xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ người ta phát hiện có rất nhiều loài chim biển chết hoặc trong tình trạng sức khoẻ rất kém như: chim cốc (Double–crested cormorants), vịt mỏ nhọn ngực đỏ … Thông thường độc chất xâm nhập qua ba cách: qua đường hô hấp, qua thức ăn, qua nước uống. Biểu hiện khi nhiễm độc:
+ Rất khó khăn khi bay, khi bay đầu cúi xuống đất (đối với các loài chim)
+ Nước mũi, nước mắt và dịch nhờn trong miệng chảy ra nhiều
+ Tuyến dầu bị rối loạn, áp huyết và thân nhiệt giảm và bị mất nước
+ Rất khó khăn cho việc hô hấp
Đối với nền kinh tế
- Gây ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt của các ngư dân, làm mất đi nguồn thu nhập của ngư dâ
Khi hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ở bờ biển thì nền kinh tế địa phương, ngoài các khoản thiệt hại hữu hình do chúng gây ra, còn bị thiệt hại một khoản lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động du lị
- Tốn chi phí để dự báo hiện tượng thủy triều đỏ tại các vùng biển
Khi thuỷ triều đỏ đã hết thì chi phí để giải quyết vấn đề môi trường do chúng để lại cũng là một khoản không nhỏ.
Chi phí chu cấp thuốc men và trợ cấp cho người dân bị nhiễm các độc chất từ tảo ở vùng bị xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ.
Nguồn: Độc học Môi trường – GS.TSKH. Lê Huy Bá