GIÁO TRÌNH VẼ KĨ THUẬT- PGS TRẦN HỮU QUẾ, GVC NGUYỄN VĂN TUẤN
I. GIỚI THIỆU VỀ GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT
Giáo trình Vẽ kỹ thuật được biên soạn theo đề cương do vụ THCN-DN, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và thông qua. Nội dung được biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ logic chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người đọc cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với ngành học để sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.
Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn.
Nội dung của giáo trình được biên soạn với dung lượng 60 tiết, gồm 14 chương:
Chương 1. Vật liệu dụng cụ vẽ và cách sử dụng; Chương 2. Những tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật; Chương 3. Vẽ hình học; Chương 4. Hình chiếu vuông góc; Chương 5. Giáo tuyến của vật thể; Chương 6. Hình chiếu trục đo; Chương 7. Hình chiếu của vật thể; Chương 8. Hình cắt và mặt cắt; Chương 9. Bản vẽ chi tiết; Chương 10. Vẽ quy ước một số chi tiết thông dụng; Chương 11. Các mối ghép; Chương 12. Bản vẽ lắp; Chương 13. Sơ đồ; Chương 14. Sử dụng AutoCAD để thành lập bản vẽ. Cuối mỗi chương đều có bài tập để củng cố kiến thức.
Lần tái bản này có sửa chữa, bổ sung, thay một số tiêu chuẩn cũ bằng các tiêu chuẩn ban hành năm 2002 và 2003
Trong quá trình sử dụng, tùy theo yêu cầu cụ thể có thể điều chỉnh số tiết trong mỗi chương cho phù hợp với yêu cầu dạy và học của trường mình.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi hết khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người sử dụng để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Mọi góp ý xin được gửi về Nhà XBGD- 81 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Link Tham Khảo